Chiến lược công nghệ 2030 của Nokia: Các xu hướng công nghệ mới và ảnh hưởng của đến hạ tầng mạng

(MobileWorld.vn) – Nokia vừa công bố Chiến lược Công nghệ 2030 nhằm xác định các xu hướng và công nghệ mới sẽ định hình công nghệ, hạ tầng mạng và thế giới chúng ta trong bảy năm tới. Theo báo cáo mới về Lưu lượng mạng toàn cầu 2030 của công ty, lưu lượng mạng đang gia tăng và sẽ tăng thêm đáng kể trong thập kỷ này. Động lực thúc đẩy sự tăng trưởng này là các xu hướng mới như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), thực tế mở rộng (XR), bản sao kỹ thuật số, tự động hóa và hàng tỷ thiết bị kết nối. Để khai thác tiềm năng to lớn của các công nghệ này và ứng dụng trong việc giải quyết những thách thức lớn nhất trong tương lai, các môi trường mạng cần phải thích ứng và chuyển đổi. Việc đảm bảo được khả năng đổi mới lâu dài, dễ tiếp cận, phát triển bền vững phụ thuộc vào các hạ tầng mạng biết nhận thức, tin cậy, an toàn.

Ông Nishant Batra, Giám đốc Chiến lược và Công nghệ của Nokia, cho biết: “Chiến lược Công nghệ 2030 của Nokia là câu trả lời trực tiếp cho sự phát triển của các công nghệ tiên tiến trong thập kỷ qua. Một điều chắc chắn là: cần phải có những thay đổi căn bản ngay từ bây giờ để phát triển các môi trường mạng nhằm vượt qua những thách thức trong ngày mai và xa hơn thế nữa. Các doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt với ba xu hướng ảnh hưởng đến họ là: Trí tuệ Nhân tạo (AI), điện toán đám mây và sự tiến hóa của kết nối. Chiến lược Công nghệ 2030 của chúng tôi đưa ra một kiến trúc mạng tương lai cho các khách hàng của chúng tôi và các ngành công nghiệp. Nó mang đến những cơ hội đổi mới, phát triển bền vững, nâng cao năng suất và cộng tác, tất cả chỉ có thể thể thực hiện được bởi sức mạnh to lớn của hạ tầng mạng.”

  • Chiến lược Công nghệ 2030 của Nokia là nền tảng để tối đa hóa tiềm năng của các công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI), điện toán đám mây và các xu hướng mới khác, trong đó kết nối mạng đóng vai trò trung tâm và là tiền đề để ứng dụng các công nghệ này
  • Nhu cầu về mạng viễn thông toàn cầu sẽ có tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) từ 22% – 25% trong khoảng thời gian từ 2022 đến 2030 (theo báo cáo Lưu lượng mạng toàn cầu 2030 của Nokia)
  • Kiến trúc mạng tương lai của Nokia như được đề xuất trong Chiến lược Công nghệ 2030 có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động chuyển đổi số của Nokia và khách hàng của công ty trong giai đoạn tiếp theo

Chiến lược Công nghệ 2030 của Nokia xác định các xu hướng và công nghệ mới sẽ tác động đến hạ tầng mạng của các nhà cung cấp dịch vụ,các doanh nghiệp và ngành công nghiệp trong thập niên này và theo đó Nokia sẽ giúp các hạ tầng mạng đó phát triển. Các xu hướng chính tác động đến Chiến lược Công nghệ 2030 của Nokia là AI, sự phát triển liên tục của điện toán đám mây, vũ trụ ảo, nền kinh tế API, Công nghiệp 5.0, mạng Internet giá trị, tính bền vững và bảo mật. Tất cả những xu hướng này sẽ dựa vào các hạ tầng mạng siêu đáp ứng và an toàn nằm ở tâm điểm của chúng.

Trong báo cáo Lưu lượng mạng toàn cầu 2030, Nokia dự báo rằng nhu cầu lưu lượng dữ liệu của người dùng cuối sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) từ 22% đến 25% trong giai đoạn từ 2022 đến 2030. Nhu cầu lưu lượng mạng toàn cầu dự kiến sẽ đạt từ 2.443 đến 3.109 exabyte (EB) mỗi tháng đến năm 2030. Nếu mức độ ứng dụng game điện toán đám mây và XR cao hơn trong nửa sau của thập niên này, thì Nokia dự báo con số CAGR đó có thể đạt tới 32%. Để các môi trường mạng hỗ trợ nhu cầu ngày càng cao hơn trong tương lai, chúng cần phải có khả năng nhận thức và mức độ tự động hóa cao hơn thông qua ứng dụng AI và ML, cũng như đáp ứng các nhu cầu và mô hình hoạt động mới của các tổ chức và người tiêu dùng. Những đột phá công nghệ như XR và song sinh số, kết hợp với Web3 và những sáng tạo được đánh giá cao khác, sẽ làm thay đổi các doanh nghiệp, xã hội và thế giới.

Ông Jerry Caron, Trưởng phòng Nghiên cứu & Phân tích Toàn cầu của GlobalData Technology, cho biết: “Đến năm 2030, những tiến bộ công nghệ mà chúng ta đang chứng kiến sẽ làm tăng đáng kể lưu lượng mạng. Chiến lược Công nghệ 2030 của Nokia, với trọng tâm là sử dụng hiệu quả các công nghệ AI, điện toán đám mây, kết nối và nền kinh tế API, là mô hình khuôn khổ mà các nhà cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp sẽ cần phải nắm bắt. Lĩnh vực cung cấp dịch vụ sẽ cần phải tự chuyển đổi từ cấu trúc truyền thống, tích hợp theo chiều dọc sang một tương lai tích hợp theo chiều ngang, dựa trên API, bền vững, đơn giản, có thể mở rộng ở mức độ cao hơn, được tự động hóa và cung cấp dịch vụ linh hoạt hơn. Nokia, và toàn bộ ngành công nghiệp, phải thể hiện được rằng họ thấu hiểu các vấn đề và tiềm năng, với cách tiếp cận mới như được nêu ra trong Chiến lược Công nghệ dài hạn đến 2030 của Nokia.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

69 + = 79