Oasis: Trò chơi điện tử đầu tiên trên thế giới được tạo ra bằng AI

Decart, một công ty trí tuệ nhân tạo đến từ Israel, đã tạo ra Oasis, trò chơi điện tử đầu tiên trên thế giới được tạo ra hoàn toàn bằng AI.

Theo đó, Decart đã hợp tác với công ty khởi nghiệp phần cứng Etched để phát triển Oasis, sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo thay vì các engine truyền thống như Unreal Engine hay Unity. Trò chơi đã được phát hành miễn phí vào ngày 31 tháng 10 năm 2024 nhằm thể hiện tiềm năng của AI trong việc tạo ra các trải nghiệm trò chơi động và thời gian thực.

Oasis mang lại trải nghiệm giống như Minecraft, cho phép người chơi khám phá một thế giới 3D đầy các khối vuông, khai thác tài nguyên và chế tạo vật phẩm. Tuy nhiên, trải nghiệm chơi, các yếu tố vật lý đều được AI tạo ra theo thời gian thực. Khi người chơi tương tác , mô hình LLM sẽ thích ứng và tạo ra các yếu tố mới ngay lập tức. Điều này mang lại một trải nghiệm độc đáo, hoàn toàn khác biệt với mỗi lần chơi.

Hiện tại, dù mang lại những trải nghiệm độc đáo với gameplay thời gian thực, trò chơi này cũng gặp phải những giới hạn nhất định về tính ổn định khi các vật phẩm và cấu trúc có thể không tồn tại liên tục trong suốt quá trình chơi do môi trường được tạo ra theo thời gian thực và đôi khi trò chơi có thể “quên” bố cục của cảnh quan. Ngoài ra, tốc độ khung hình cũng hiện tại chỉ là 20 khung hình/giây. Đây là một giới hạn lớn khi nó thấp hơn rất nhiều so với các trò chơi truyền thống. Tuy nhiên, khi Decart và Etched tiếp tục hợp tác để tinh chỉnh công nghệ thì các phiên bản tương lai của Oasis có thể tích hợp phần cứng chuyên dụng để cải thiện hiệu suất, nâng cao độ phân giải lên tới 4K và tăng tốc độ khung hình đáng kể so với mức hiện tại.

Việc ra mắt Oasis đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trò chơi do AI tạo ra hoàn toàn tự động. Khi công nghệ AI tiếp tục cải thiện, chúng ta có thể kỳ vọng sẽ thấy những cải tiến không chỉ về hiệu suất và tính ổn định mà còn về cách thức tương tác giữa người chơi và trò chơi, với khả năng cá nhân hóa trải nghiệm dựa trên sở thích của từng người chơi. Khi công nghệ này phát triển đủ mạnh, nó có thể cách mạng hóa quy trình phát triển trò chơi và mang lại nội dung độc đáo cùng những trải nghiệm khác biệt cho người dùng.

Theo Tinhte

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

17 − 10 =