Huawei tăng tốc tối đa giá trị kinh doanh 5G và khai phá sự thành công với 5.5G

(MobileWorld.vn) – Huawei vừa khai mạc Diễn đàn Băng thông rộng Di động Toàn cầu (MBBF 2023) lần thứ 14 tại Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Tại sự kiện, Huawei kêu gọi các nhà mạng toàn cầu và đối tác công nghiệp nhanh chóng nắm bắt cơ hội và khai phá những giới hạn mới với 5G và 5.5G (5G-Advanced, hay còn gọi là 5G-A), nhằm đáp ứng nhu cầu mạng ngày càng gia tăng, bắt kịp xu hướng và mở ra những thành công mới trong tương lai.

Huawei tăng tốc tối đa giá trị kinh doanh 5G và khai phá sự thành công với 5.5G (5G-A)

Tại sự kiện khai mạc MBBF 2023, ông Ken Hu – Chủ tịch luân phiên của Huawei và ông Granryd – Tổng giám đốc GSMA, đã có cuộc trao đổi về những thành công trong việc ứng dụng 5G và đề ra định hướng phát triển 5G trong tương lai. Ông Ken Hu chia sẻ: “Công nghệ đang thay đổi rất nhanh và nhu cầu trải nghiệm mới của người dùng cũng không ngừng gia tăng. Vì vậy, việc kết nối mạng cũng cần được đổi mới và phát triển liên tục. Toàn ngành cần sẵn sàng hướng tới tương lai và tối đa hóa giá trị khi đầu tư vào 5G. Huawei đã và đang nỗ lực cùng các đối tác phát triển 5.5G để thực hiện mục tiêu trên”.

Nói về định hướng phát triển tiếp theo cho 5G, ông Ken Hu đã đề cập đến các sáng kiến quan trọng hướng đến người dùng, đồng thời giúp các nhà khai thác di động đạt được thành công trong kinh doanh. Các sáng kiến bao gồm: Mở rộng phạm vi phủ sóng mạng, nâng cao trải nghiệm người dùng và khám phá các mô hình định giá linh hoạt. Đối với thị trường B2B, ông Ken Hu đề xuất các ngành công nghiệp nên ứng dụng 5G vào quá trình sản xuất và vận hành trên quy mô lớn. Trong quá trình này, các nhà khai thác di động có thể nâng cao khả năng tự định vị, từ đó nắm bắt các cơ hội mới bằng cách tăng cường khả năng của họ trên Cloud, phát triển các ứng dụng trong công nghiệp và tích hợp hệ thống đầu cuối. Ông Ken Hu chia sẻ: “Trong thời gian tới, chúng ta cần nâng cao năng lực của mình, phát triển công nghệ và tập trung nâng cao trải nghiệm người dùng, mở rộng quy mô ngành và tối đa hoá giá trị đầu tư vào 5G”

Cũng tại sự kiện, ông Li Peng – Phó Chủ tịch Cấp cao kiêm Chủ tịch Nhóm Kinh doanh Mạng di động Huawei cũng đã có bài phát biểu quan trọng về chủ đề Tăng tốc thương mại hóa 5G và khai phá mạng 5.5G. Ông Li Peng chia sẻ: “Chúng ta hãy bắt đầu ngay từ hôm nay để xây dựng và phát triển các dịch vụ mạng trong tương lai, từ đó giải phóng những tiềm năng vô hạn và đạt được sự thành công với 5G. Và Huawei đã đi đúng hướng với những kết quả tích cực trong kinh doanh 5G và 5.5G chính là bước tiếp theo trong quá trình phát triển 5G”.

Ông Li Peng cũng nhấn mạnh rằng: “Khi nhìn lại lịch sử, mọi thời kỳ quan trọng của quá trình chuyển đổi kinh tế đều đến từ động lực và mục tiêu chung trong việc đổi mới công nghệ. Còn ngày nay, chúng ta đang ở trong thời đại kỹ thuật số, nơi Internet đang thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế số. Và 5G là nền tảng quan trọng trong quá trình chuyển đổi kinh tế mới. 5G đang tạo điều kiện thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu đổi mới sáng tạo công nghệ. Đối với các ngành kỹ thuật số, 5G đang phát triển nhanh chóng, mở ra nhiều thị trường và cơ hội mới”.

Theo ông Li Peng, mạng di động trong tương lai cần có 06 tính năng chủ chốt: tốc độ tải xuống 10 Gbps; tải lên 1 Gbps; mạng xác định; hỗ trợ hàng trăm tỷ kết nối IoT; cảm biến và giao tiếp tích hợp, cùng khả năng AI gốc. Để đạt được những tính năng này, các nhà mạng và các đối tác trong ngành không chỉ liên tục nâng cao năng lực của 03 kịch bản ứng dụng cốt lõi: Băng thông rộng di động nâng cao (eMBB – Enhanced Mobile Broadband), Truyền thông máy số lượng lớn (mMTC – Massive Machine-Type Communications), Truyền thông với độ trễ thấp và độ tin cậy cao (URLLC – Ultra Reliable Low Latency Communications); mà còn phải phát triển 02 khả năng mới bao gồm: Truyền thông băng thông rộng trung tâm tải lên (UCBC – Uplink Centric Broadband Communication) và Truyền thông băng thông rộng theo thời gian thực (RTBC – Real-Time Broadband Communication).

Phát biểu về 5.5G, bước phát triển tiếp theo của công nghệ 5G, ông Li Peng kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ của toàn ngành để cùng nhau thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái ứng dụngvà thiết bị, xác định các kịch bản và tăng tốc quá trình thương mại hóa FWA2, IoT Thụ động và RedCap trên quy mô lớn. Những nỗ lực này rất quan trọng trong việc nắm bắt tối đa 05 xu hướng mới sẽ định hình nền kỹ thuật số thông minh trong tương lai.

3D không cần kính

Hệ sinh thái ngành công nghiệp 3D không cần kính (Glasses-Free 3D) đang phát triển nhanh chóng. Những đột phá trong công nghệ bao gồm Kết xuất đám mây (Cloud rendering) và con người ảo 3D theo thời gian thực (Real-time 3D virtual humans), sẽ nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Trong tương lai, các thiết bị như điện thoại di động và tivi hỗ trợ 3D Không cần kính, sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, qua đó thúc đẩy lưu lượng dữ liệu tăng lên gấp 10 lần so với video 2D.

Xe tự hành

Đến năm 2025, thế giới sẽ có hơn 500 triệu phương tiện thông minh di chuyển trên đường phố. Với mạng băng thông rộng và độ trễ thấp, các phương tiện thông minh sẽ có thể chia sẻ thông tin với người, phương tiện, đường phố và Cloud theo thời gian thực. Trong các kịch bản hỗ trợ lái, xe thông minh sẽ tiêu thụ hơn 300 gigabyte dữ liệu mỗi tháng để tạo ra mô hình dựa trên Cloud và cập nhật thuật toán hàng tuần. Theo các kịch bản xe tự hành, mức tiêu thụ dữ liệu sẽ tăng 100 lần.

Công nghệ sản xuất thế hệ mới

Với những đột phá về năng lực của công nghệ phân chia mạng và điện toán biên, số lượng mạng 5G dành riêng cho doanh nghiệp đã tăng gấp 100 lần và quy mô thị trường cũng đã mở rộng lên hơn 10 tỷ USD. Tuy nhiên, dây chuyền sản xuất ngày càng trở nên linh hoạt, sự phụ thuộc vào mạng không dây và số lượng hệ thống sản xuất cốt lõi được triển khai trên Cloud ngày càng gia tăng. Điều này đã đặt ra những yêu cầu cao hơn cho sự phát triển của mạng 5G. Huawei đã làm việc và hợp tác chặt chẽ với các nhà mạng và đối tác nhằm phát triển và thử nghiệm dây chuyền sản xuất linh hoạt 5.5G đầu tiên trong ngành. Đối với dây chuyền sản xuất này, 5.5G hỗ trợ các kết nối mạng mang tính đồng bộ cao và tính xác định lớn, giúp cho việc kết nối sức mạnh điện toán giữa Cloud và mạng biên hiệu quả hơn.

IoT di động tổng quát

Hiện nay, hơn 03 tỷ kết nối IoT di động đang phủ sóng khắp thế giới và công nghệ 5G có khả năng kết nối nhiều thứ hơn cả con người. Trong tương lai gần, 5G sẽ hỗ trợ nhiều công nghệ IoT hơn như: RedCap với tốc độ trung bình và IoT Thụ động, từ đó cung cấp nhiều phương án cho các kịch bản IoT khác nhau, làm gia tăng hiệu quả cho luồng dữ liệu, thông tin và sức mạnh điện toán. Ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất thiết bị gia dụng, IoT Thụ động có thể cung cấp khả năng hiển thị trong toàn bộ chuỗi sản xuất và phân phối, đồng thời tăng năng suất cho toàn bộ chuỗi lên 30% trong các thử nghiệm thực tế.

Điện toán Thông minh và Tin cậy ở Mọi nơi 

Sự phát triển không ngừng của công nghệ AI, chẳng hạn như mô hình nền tảng, sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng bùng nổ trong nhu cầu về sức mạnh điện toán AI, dự kiến sẽ tăng gấp 100 lần trong năm 2025. Năng lực phát triển mạng chính là chìa khoá để giải phóng toàn bộ tiềm năng của điện toán AI. Các mạng này cần phải có băng thông rộng hơn và độ trễ thấp hơn, nhằm cung cấp khả năng kết nối thông minh. Khi các mô hình giao thông bắt đầu chuyển đổi, các mạng tương lai cần phải chủ động và thông minh hơn nữa để mang lại những trải nghiệm đáng tin cậy.

Nâng cao trải nghiệm người dùng trong kỷ nguyên số tại Việt Nam

5G hiện đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc với sự ứng dụng rộng rãi vào mọi khía cạnh cuộc sống, do đó, cơ sở hạ tầng mạng vững chắc là yếu tố tiên quyết để các ngành phát triển nhanh chóng và toàn diện hơn. Là một đối tác với mong muốn song hành với sự phát triển của nền kinh tế số tại Việt Nam, với quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số như 5G của chính phủ, và quá trình chuyển đổi số thông minh trong các ngành công nghiệp, Huawei Việt Nam giới thiệu giải pháp FTTR và công nghệ truyền dẫn Huawei DWDM 400Gbps có hiệu suất cao nhằm hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng mạng trong nước.

Theo đó, công nghệ DWDM (Công nghệ ghép kênh theo bước sóng mật độ cao) của Huawei, nhà cung cấp có thị phần DWDM luôn dẫn đầu thế giới trong hơn 13 năm qua (theo báo cáo thống kê từ Omdia). Với công nghệ ghép kênh có tốc độ bước sóng 400Gbps, dễ dàng nâng cấp lên 800Gbps hay 1.2Tbps thông qua phần mềm, đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng về lưu lượng lớn trong thế hệ 5G và kỷ nguyên số tại Việt Nam. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển giải pháp mới, hệ thống DWDM của Huawei không chỉ có dung lượng cao, hoạt động ổn định mà ngày càng thân thiện môi trường, tối ưu chi phí cho mỗi đơn vị truyền dẫn và mức độ tiêu thụ năng giảm 30%, độ tin cậy của hệ thống cũng được nâng cao đảm bảo độ tin cậy đạt 99.999%.

Huawei FTTR (Cáp quang tới từng phòng) đã được triển khai ở nhiều nước phát triển, đã chứng minh được tính xu hướng tiếp theo của giải pháp cho dịch vụ băng rộng cố định của tương lai giúp gia tăng trải nghiệm WiFi-6 ổn định trong mọi môi trường vào mọi thời điểm. Ngoài ra, giải pháp sử dụng sức mạnh tổng hợp của thiết bị đám mây để cải thiện chất lượng dịch vụ băng rộng của các nhà khai thác trên 3 khía cạnh: trải nghiệm toàn quang, dịch vụ video và thực tế ảo mượt mà, vận hành và bảo trì thông minh. Với kiến trúc P2MP đơn giản và triển khai dễ dàng, Huawei FTTR giúp giảm 30% lượng cáp quang cho mạng, cho phép phát triển lâu dài trong 30 năm và phạm vi truy nhập lên đến 2km. Giải pháp có dung lượng cao, đảm bảo kết nối ổn định cho 300 người dùng, chuyển vùng liền mạch với độ trễ chuyển giao thấp chỉ 100ms.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

68 − 65 =